Nâng hạng bằng lái từ C lên D là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Mặc dù chỉ chênh lệch 1 hạng nhưng giấy phép lái xe hạng D lại cho phép tài xế điều khiển các loại xe lên đến 30 chỗ ngồi, tạo điều kiện tốt cho các bác tài khai thác dịch vụ vận tải hành khách. Vậy có nên nâng bằng C lên D không? Nâng bằng C lên D cần điều kiện gì? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vì sao nên nâng bằng lái từ C lên D?
So với giấy phép lái xe hạng C, bằng lái hạng D mang đến cho các bác tài nhiều lợi ích thực tế hơn, trong đó bao gồm cả lợi ích về mặt tài chính. Hãy cùng bài viết liệt kê 2 lý do cốt yếu lý giải vì sao nên nâng hạng bằng lái từ C lên D bạn nhé.
Nâng bằng từ C lên D giúp bác tài lái được nhiều loại xe hơn
Căn cứ theo khoản 8 điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe hạng C được điều khiển tất cả các loại xe quy định tại hạng B1, B2 và một số loại phương tiện có tải trọng trên 3,5 tấn:
- Xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên
- Máy kéo rơ moóc có tải trọng trên 3.5 tấn
- Xe ô tô chở người có 9 chỗ ngồi (đã tính luôn vị trí của tài xế)
Trong khi đó, nếu có bằng lái xe hạng D, lái xe được phép điều khiển các loại phương tiện sau đây:
- Toàn bộ các loại xe quy định tại hạng B (bao gồm cả B1, B2) và hạng C.
- Xe ô tô chở tối đa 30 chỗ ngồi, đã tính cả vị trí ngồi của tài xế
Giấy phép lái xe hạng D giúp tài xế có thêm nguồn thu nhập
Với bằng lái hạng D, các bác tài được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách lên đến 30 chỗ ngồi (đã tính luôn vị trí ngồi của tài xế). Nắm bắt lợi thế này, bạn có thể dễ dàng kiếm thêm một khoản thu nhập ổn định để phụ giúp gia đình.
Đối tượng nào được phép nâng bằng C lên D?
Có bằng lái hạng D, tài xế được phép kinh doanh dịch vụ vận tải trên các phương tiện tải trọng lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ. Vì vậy, nếu muốn nâng bằng lái từ hạng C lên D, bạn phải là người thuộc những đối tượng sau:
- Tài xế là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp tại nước ta.
- Đủ tuổi theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Có đủ thời gian hành nghề cũng như tổng số kilomet lái xe an toàn theo quy định.
- Đạt yêu cầu về trình độ học vấn và sức khỏe dành cho người lái xe.
Nâng bằng C lên D cần điều kiện gì?
Ngoài việc phải thuộc những đối tượng mà bài viết vừa đề cập, nếu muốn nâng hạng bằng lái từ bằng C lên bằng D, các bác tài cần đáp ứng hết mọi điều kiện sau:
Điều kiện về quốc tịch của người xin nâng hạng
Theo quy định hiện hành, tất cả công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc hợp pháp tại nước ta đều được quyền nâng hạng bằng lái. Bạn chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân tại địa điểm nộp hồ sơ.
Đủ tuổi theo quy định
Nếu muốn nâng hạng bằng lái từ C lên D, các bác tài phải từ 24 tuổi trở lên tính đến thời điểm sát hạch. Quy định về số tuổi được tính đúng theo ngày tháng năm sinh in trên giấy tờ tùy thân.
Đạt yêu cầu về hành trình và kinh nghiệm lái xe
Tài xế cần làm tờ khai chứng minh đã có ít nhất 03 năm hành nghề lái xe với hơn 50.000km lái xe an toàn để được xét nâng hạng bằng lái lên D. Lưu ý: Cần kê khai trung thực để tránh một số hậu quả về sau.
Đạt yêu cầu về trình độ học vấn và sức khỏe
Về trình độ học vấn, người xin nâng hạng bằng lái từ C lên D cần tốt nghiệp ít nhất bậc Trung học cơ sở, tức là đã học hết cấp 2 hoặc có một số loại bằng cấp tương đương khác.
Về mặt sức khỏe, tài xế cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe được cấp bởi các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Người mắc các bệnh sau đây sẽ không được xét nâng hạng: Bệnh mãn tính, dị tật bẩm sinh, các bệnh lý thần kinh, cụt tứ chi,…
Nâng bằng C lên D có phải học sát hạch không?
Sau khi đã trả lời thắc mắc nâng bằng C lên D cần điều kiện gì của bạn đọc, bài viết sẽ tiếp tục trả lời cho câu hỏi liệu nâng bằng có phải học – thi sát hạch không? Theo quy định, người yêu cầu nâng dấu bằng lái từ hạng C lên hạng D phải hoàn tất khóa học sát hạch sau đó đăng ký dự thi thì mới được xét cấp bằng lái.
Học viên cần trải qua tổng cộng 48 giờ học lý thuyết, 144 giờ thực hành trên sân bãi với tổng quãng đường thực hành là 240km. Hoàn thành đủ 192 giờ học nêu trên, tài xế đủ điều kiện đăng ký dự thi sát hạch và các bác tài cần vượt qua bài thi để được giấy phép lái xe hạng D
Chi phí nâng hạng bằng lái từ C lên D
Vấn đề về chi phí luôn là sự cản trở lớn nhất của các bác tài khi muốn nâng hạng bằng lái. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã hỗ trợ người dân nâng hạng bằng lái với chi phí phải chăng nhất. Tổng chi phí trung bình để nâng từ bằng C lên bằng D ước tính chưa đến 20 triệu đồng.
Các khoản cần chi trả khi nâng hạng bằng lái từ C lên D:
- Chi phí đào tạo, học sát hạch và làm hồ sơ (đóng cho trung tâm sát hạch): khoảng 5 – 7.000.000 đồng/hồ sơ.
- Phí dự thi lý thuyết: 90.000 đồng.
- Phí dự thi sát hạch lái xe đường trường: 60.000 đồng.
- Phí dự thi sát hạch lái xe trong sa hình: 300.000 đồng.
- Phí cấp bằng lái xe PET: 135.000 đồng.
Trung tâm Bằng lái xe Tiến Bộ – Địa chỉ làm thủ tục nâng hạng bằng lái từ dấu C lên dấu D uy tín tại Hà Nội
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Trung tâm Bằng lái xe Tiến Bộ là đơn vị sát hạch cấp giấy phép lái xe công lập có hơn 20.000 học viên mỗi năm. Chúng tôi cam kết đào tạo và bổ túc nâng hạng bằng lái xe chuẩn theo chỉ tiêu của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hỗ trợ người dân đổi mới, nâng hạng bằng lái trong thời gian sớm nhất, thủ tục đơn giản, chi phí phải chăng.
Ngoài dịch vụ nâng hạng giấy bằng lái, Trung tâm Tiến Bộ còn nhận đào tạo và cấp bằng lái các hạng xe từ A1 cho đến E, hỗ trợ đổi bằng lái xe hết hạn, cấp lại bằng lái khi mất,….
Bài viết trên là những chia sẻ về thắc mắc nâng bằng c lên d cần điều kiện gì. Để được tư vấn dịch vụ phù hợp, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ văn phòng tư vấn: 78 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0985 103 588
Email: banglaixehadinh@gmail.com
Website: banglaixeotohanoi.com
Một số dịch vụ tại trung tâm lái xe Tiến Bộ
|
|
|
|
|