Bằng B1 lái được xe gì? So sánh bằng lái xe B1 và B2

Bằng lái xe B1 là một trong những hạng bằng được cấp phép phổ biến nhất dành cho những người có nhu cầu điều khiển xe ô tô. Vậy bằng B1 lái được xe gì và có điểm khác biệt gì so với bằng lái xe hạng B2?

1. Bằng B1 là gì?

Bằng lái xe hạng B1 là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đủ từ 18 tuổi trở lên được điều khiển phương tiện xe ô tô. Tuy nhiên người lái xe hạng B1 chỉ được cấp phép lái xe phục vụ nhu cầu cá nhân. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể sử dụng bằng B1 để hành nghề lái xe hoặc cho mục đích kinh doanh khác. 

Trong hạng bằng B1 còn được chia thành hạng B1 số tự động và B1 (bao gồm số tự động và số sàn). Hai hạng bằng lái xe này có sự khác biệt về loại phương tiện được phép điều khiển. 

Bằng B1 là gì
Bằng B1 là gì

2. Bằng B1 lái được xe gì?

Những loại phương tiện người lái xe hạng B1 được phép lái đó là:

  • Xe ô tô dưới 9 chỗ (bao gồm cả chỗ cho tài xế)
  • Xe ô tô tải chuyên dụng có trọng tải không quá 3,5 tấn

Bằng lái xe hạng B1 số tự động chỉ được phép điều khiển các loại xe kể trên với thiết kế hệ thống số tự động. Để được điều khiển cả xe số tự động, bạn cần có bằng lái xe hạng B1. 

Trên đây chính là câu trả lời về việc bằng B1 lái được xe gì mà khá nhiều người thắc mắc và cần được giải đáp. 

bằng b1 lái được xe gì
Bằng B1 lái được xe gì

3. Hồ sơ thủ tục thi bằng lái hạng B1

Để đăng ký học và thi bằng lái xe hạng B1, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký học lái xe theo mẫu
  • Bản sao thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng. 
  • 6 ảnh 3×4 (nền xanh hoặc trắng), lưu ý ảnh cần được chụp rõ mặt và không đeo kính.
  • Giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền. 

4. Cấu trúc đề thi bằng lái xe hạng B1

Khi đã hoàn thành khóa học lái xe, bạn sẽ tham gia thi sát hạch bằng lái xe hạng B1 để được cấp bằng. Bài thi gồm có 2 phần: lý thuyết và thực hành.

4.1. Phần thi lý thuyết

Cả phần thi lý thuyết dành cho bằng lái xe hạng B1 (cả số tự động và số sàn) đều có số câu hỏi và thời lượng làm bài như nhau. Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm với thời gian là 20 phút. Bạn cần đạt 27/30 câu trả lời đúng để vượt qua bài thi này.

Phần thi lý thuyết
Phần thi lý thuyết

4.2. Phần thi thực hành

Điểm tối đa của phần thi thực hành là 100 điểm, mỗi lần mắc lỗi nhẹ bạn sẽ bị trừ 5 điểm. Sau khi hoàn thành tất cả bài thi của phần thi thực hành bạn cần đạt 80 điểm trở lên để được tính đỗ. 

Do đó, bạn cần luyện tập thành thạo để không bị trừ những lỗi đáng tiếc trong bài thi. Bí quyết cho bài thi thực hành là chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, cố gắng giữ bình tĩnh và tập trung thực hiện bài thi như đã được hướng dẫn. 

Phần thi thực hành
Phần thi thực hành

5. Phí học bằng lái xe B1 khác gì với mức phí học bằng lái xe B2?

5.1. Phí học bằng lái xe B1 

Học phí bằng lái xe hạng B1 gồm có 2 gói: gói linh hoạt và gói thông thường

  • Gói linh hoạt có chi phí là 4.200.000 VND. Gói này thích hợp dành cho những người đã từng lái xe và có kinh nghiệm lái xe trước đó. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định và tham gia thi kỳ thi sát hạch. 
  • Ngoài ra nếu bạn chưa từng lái xe và cần học trọn gói thì gói thông thường sẽ thích hợp dành cho bạn với mức giá là 6.900.000 VND. Bạn sẽ được học tất cả kiến thức lý thuyết cũng như thực hành để có thể vượt qua kỳ thi sát hạch.

5.2. Phí học bằng lái xe B2

Học phí trọn gói để học bằng lái xe hạng B2 là 6.900.000 VND, trong đó đã bao gồm chi phí hồ sơ thi. Bạn sẽ có những quyền lợi sau:

  • 14 buổi học thực hành
  • 1 giờ cầm lái trực tiếp cho mỗi buổi
  • Học theo hình thức 1 thầy – 1 trò
  • Học viên có thể linh hoạt sắp xếp buổi học phù hợp với quỹ thời gian của mình. 
  • Phí học bằng lái xe B2 trọn gói đã bao gồm xăng xe, phi sân bãi và phí trả cho giáo viên.
Phí học bằng lái xe B1 
Phí học bằng lái xe B1

6. So sánh bằng B1 và B2?

Bằng B1 và B2 lái xe là hạng bằng lái khá phổ biến được cấp phép cho người trên 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên hai loại giấy phép lái xe này lại có những điểm khác biệt khá rõ ràng. 

6.1. Phương tiện điều khiển

Phương tiện được cấp phép điều khiển của bằng hạng B1:

Bằng B1 lái được xe gì là điều khá nhiều người không tránh khỏi sự nhầm lẫn. Người sở hữu bằng lái xe B1 số tự động có thể điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (xe số tự động), xe tải có thiết kế trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại ô tô dành cho người khuyết tật. 

Bạn cần phân biệt rõ khái niệm bằng lái B1 số tự động và B1 số sàn (hay còn được gọi đơn giản là bằng lái hạng B1). Bằng lái xe hạng B1 được cấp phép để lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (cả xe số tự động và xe số sàn), xe tải có thiết kế dưới 3,5 tấn. 

Phương tiện được cấp phép điều khiển của bằng hạng B2:

Bằng lái xe B2 dành cho những ai muốn được cấp phép lái các loại xe dưới 9 chỗ (cả xe số tự động và xe số sàn), xe tải có thiết kế dưới 3,5 tấn. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của bằng B1 lái được xe gì và B2 ở mục này đó là người sở hữu bằng B2 được phép hành nghề lái xe hoặc sử dụng bằng với mục đích kinh doanh. Điều này là không thể với bằng lái xe B1. 

>>> Gợi ý đến bạn: Địa điểm thi bằng lái xe a2 tại Hà Nội

bằng lái xe b1 và b2 khác nhau chỗ nào
bằng lái xe b1 và b2 khác nhau chỗ nào

6.2. Thời gian đào tạo

Tùy vào độ phức tạp của loại phương tiện được cấp phép điều khiển dẫn tới yêu cầu và thời gian đào tạo để được cấp bằng cũng có sự khác biệt. Thông thường, thời gian học lái xe số tự động hạng B1 là 75 ngày trong khi bạn cần tới 90 ngày để hoàn thành khóa học lái xe hạng bằng B2.

6.3. Thời hạn sử dụng

Bằng lái xe hạng B1 có hiệu lực sử dụng đối với nữ giới là dưới 55 tuổi và với nam giới là dưới 60 tuổi. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện trên 45 tuổi ở nữ và trên 50 tuổi ở nam thì bằng lái hạng B1 cần được gia hạn lại sau 10 năm tính từ ngày cấp bằng. 

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe B2 là 10 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết hạn, bạn chỉ cần làm hồ sơ xin gia hạn thay vì thi sát hạch lại từ đầu để được tiếp tục cấp phép sử dụng hạng bằng này.

Tuy nhiên, nếu bằng lái xe của bạn đã quá hạn thì việc đăng ký thi sát hạch lại tại các Trung tâm được cấp phép là điều bắt buộc. 

Bằng lái B1 và B2 có những điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý khi đưa ra quyết định loại bằng nào thích hợp cho mình. Chúng tôi hy vọng với thông tin được nêu ra trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về bằng B1 là gì, bằng B1 lái được xe gì và bằng lái xe B1 và B2 khác nhau chỗ nào. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện, Quy định về việc nâng hạng bằng lái xe ô tô

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SÁT HẠCH LÁI XE TIẾN BỘ

78 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0967 576 089

Email: banglaixehadinh@gmail.com

Website: banglaixeotohanoi.com

Gợi ý

Tin Liên Quan