Học biển báo giao thông B2 là việc quan trọng và cần thiết đối với những người lái xe, không chỉ phục vụ cho việc thi lấy bằng mà còn để tham gia giao thông một cách an toàn. Với mục tiêu hỗ trợ bạn trong việc nắm vững các câu hỏi về biển báo giao thông B2, chúng tôi đã tổng hợp một số mẹo trong bài viết sau
1. Các nhóm biển báo giao thông B2
Để việc học biển báo giao thông B2 dễ dàng hơn, bạn cần nắm rõ các nhóm biến báo giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Biển báo cấm
- Biểu thị những điều mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
- Đặc điểm: hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng và nội dung bên trong được vẽ màu đen (trừ 1 số trường hợp đặc biệt hình vẽ sẽ có màu khác).
- Hiệu lực của biển báo cấm: có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một số làn đường 1 chiều nhất định.
Nhóm biển báo cấm
1.2. Biển báo nguy hiểm
- Là nhóm biển cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra – giúp người đi đường chủ động phòng ngừa và phòng tránh tai nạn
- Đặc điểm: hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen
- Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm: tất cả các làn đường của một chiều xe chạy
- Biển có 47 kiểu, được đánh số từ 201 cho đến 247.
Nhóm biển báo nguy hiểm với hình tam giác viền đỏ, nền vàng
1.3. Nhóm biển hiệu lệnh
- Cho giúp người tham gia giao thông biết những điều bắt buộc phải chấp hành (biển giới hạn tốc độ là phổ biến nhất).
- Đặc điểm: hình tròn, hình vẽ màu trắng và nền xanh dương
- Biển hiệu lệnh thường sẽ được đặt tại ngã ba, ngã tư hay quốc lộ
- Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh số từ 301 đến 310.
Biển báo giao thông B2 nhóm biển hiệu lệnh thường có màu xanh lam, chữ trắng
1.4. Biển chỉ dẫn
- Được dùng để điều chỉnh hướng đi hoặc những lưu ý giúp người tham gia giao thông dễ dàng di chuyển trên đường hơn.
- Đặc điểm: biển báo có hình chữ nhật hoặc hình vuông, hình vẽ màu trắng hoặc đỏ và nền thường là màu xanh lam.
- Đây là nhóm có nhiều biển báo nhất với 48 kiểu và được đánh số từ 401 đến 448.
1.5. Biển báo phụ
- Đặt dưới các nhóm biển chính như: biển báo cấm, biến báo nguy hiểm, biến báo hiệu lệnh và chỉ dẫn nhằm giải thích, bổ sung thêm các thông tin cần thiết để làm rõ ý nghĩa của biển báo chính.
- Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đỏ hoặc đen
- Gồm 10 kiểu, được đánh số từ 501 đến 510.
1.5. Nhóm biển báo vạch kẻ đường
Các các loại biển báo được dựng trên cột thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu đường bộ, có chức năng chỉ dẫn giúp các phương tiện tham gia giao thông an toàn.
- Có nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau như hình con thoi, xương cá, mắt võng,… nhưng phổ biến nhất là vạch kẻ đường nằm ngang và vạch kẻ đường đứng,
- Các loại vạch kẻ thường là màu trắng, số ít là màu vàng
- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập, cũng có thể dùng kết hợp với các biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
- Trường hợp có vạch kẻ đường và biển báo, người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Trong trường hợp có cảnh sát giao thông thì bạn tuân thủ theo các hiệu lệnh từ cảnh sát giao thông.
>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Phần mềm mô phỏng thi lái xe ô tô
Vạch kẻ đường thường kết hợp với các nhóm biển báo để chỉ dẫn giao thông cho các phương tiện
1.6. Nhóm biển báo giao thông B2 trên đường cao tốc
- Biển báo giao thông này được đặt trên đường cao tốc (đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt).
- Trên các đường cao tốc sẽ sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng
- Các loại biển này cũng khá đa dạng, nhiều hình thù và đặc điểm nhận dạng khác nhau. Phổ biến nhất là hình chữ nhật, nền xanh lá.
2. Một số mẹo đáp án cho phần học biển báo giao thông B2
Để quá trình học các biển báo thi bằng B2 được dễ dàng, tiết kiệm thời gian, học viên có thể tham khảo các mẹo sau:
2.1. Những câu hỏi có xuất hiện 2 hay 3 biển tròn màu xanh, thì
- Độ dài câu hỏi 1 dòng thì chọn đáp án đầu tiên
- Độ dài câu hỏi từ 2 dòng trở lên thì chọn đáp án 3
2.2. Câu hỏi nào mà đáp án có cụm từ “không được phép” thì:
- Chọn: không giới hạn thời gian – với trường hợp đỗ xe
- Chọn: có giới hạn thời gian – với trường hợp dừng xe
2.3. Dấu hiệu nhận biết các biển báo:
- Biển Cấm xe nhỏ: cấm luôn xe lớn.
- Biển Cấm xe ô tô: cấm luôn xe lam, xe ba bánh
- Biển Cấm xe lớn: không cấm xe nhỏ
- Cấm 2 bánh ➔ cấm 3 bánh ➔ không cấm 4 bánh (Biển Cấm 2 bánh thì cấm luôn 3 bánh nhưng không cấm 4 bánh)
- Cấm 4 bánh ➔ cấm 3 bánh ➔ không cấm 2 bánh (Biển Cấm 4 bánh thì cấm 3 bánh nhưng không cấm 2 bánh)
- Cấm rẽ trái thì cấm quay đầu | Cấm quay đầu thì không cấm rẽ trái
- Biển STOP: tất cả các xe phải dừng lại, bao gồm cả xe ưu tiên
- Nếu gặp biển cấm có ghi số 14m thì chọn đáp án “Không được phép”
- Biển Cấm ô tô vượt thì tất cả các loại ôtô đều không được phép vượt
- Biển cấm xe tải vượt thì xe ô tô con và ô tô khách được vượt
- Biển báo hiệu hình vuông màu xanh vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng báo hiệu có làn đường dành cho ô tô khách.
- Biển báo hiệu màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách.
Các mẹo học biển báo giao thông B2 dễ dàng
Trên đây là những mẹo giúp học biển báo giao thông B2 hiệu quả nhất hiện nay. Việc nắm vững các thông tin về biển báo không chỉ giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi lý thuyết mà còn giúp bạn tự tin và an toàn khi tham gia giao thông hàng ngày.
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE TIẾN BỘ
- Địa chỉ văn phòng tư vấn: 78 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0985 103 588
- Văn phòng đại diện ở TP HCM : Nhật Tảo, Phường 8, Quận 10 . TP HCM
- SĐT: 096 4623694
- Email: banglaixehadinh@gmail.com
- Website: banglaixeotohanoi.com
Gợi ý